ERC-20 là gì: đơn giản hóa quá trình phát triển trên blockchain Ethereum

Ethereum là một trong những dự án mã nguồn mở đầu tiên cho phép nhà phát triển tạo và ra mắt các ứng dụng phi tập trung (DApp). Mặc dù mạng lưới Ethereum có nhiều ưu điểm, kiến trúc của mạng lưới này cũng đi kèm với những thách thức. Chẳng hạn, mạng lưới này có thể dễ bị tắc nghẽn trong thời gian cao điểm.

Do đó, phí giao dịch và thời gian chờ có thể tương đối cao. Điều này dẫn đến việc tạo ra token ERC-20 (Ethereum Request for Comment 20). Tiêu chuẩn token này được thiết kế để tăng hiệu quả và giúp việc xây dựng trên blockchain Ethereum trở nên dễ dàng hơn.

Tóm tắt

  • ERC-20 là một tiêu chuẩn xác định các quy tắc mà token Ethereum phải tuân theo, cho phép tài sản có thể tương tác với các ứng dụng phi tập trung cũng như các sản phẩm và dịch vụ có liên quan khác trên mạng lưới Ethereum.

  • Tiêu chuẩn token này giúp hợp lý hóa giai đoạn phát triển cho nhà phát triển trên mạng lưới.

  • Token ERC-20 được tạo và phát hành sau khi đáp ứng các điều kiện nhất định được lập trình trước của hợp đồng thông minh.

  • Bên cạnh khả năng tương tác, tiêu chuẩn token ERC-20 còn hỗ trợ bảo mật và minh bạch, có tính thanh khoản cao và có thể tùy chỉnh cho các trường hợp sử dụng cụ thể.

  • ERC-20 có một số hạn chế nhất định, chẳng hạn như tính linh hoạt hạn chế, phí giao dịch tương đối cao, thiếu sự chấp nhận rộng rãi và các vấn đề về tiếp nhận.

Token ERC-20 là gì?

Token ERC-20 là tập hợp các token kỹ thuật số có thể thay thế nằm trên blockchain Ethereum. Tiêu chuẩn kỹ thuật này giúp phát triển các hợp đồng thông minh trên blockchain, cho phép nhà phát triển tạo và triển khai token trên Ethereum. Tiêu chuẩn token ERC-20 là một loạt quy tắc mà các nhà phát triển phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo rằng các token được tạo và ra mắt sau đó đều tương thích. Điều này cho phép người dùng và nhà phát triển trở thành người tham gia tích cực trong bất kỳ dịch vụ, ứng dụng hoặc giao thức nào trên mạng lưới Ethereum.

Mỗi token ERC-20 phục vụ mục đích sử dụng riêng trong hệ sinh thái và có thể được trao đổi trên khắp mạng lưới của Ethereum. Việc tạo ra tiêu chuẩn token này đã hợp lý hóa giai đoạn phát triển, giúp người tạo token tương tác giữa các ứng dụng và token.

Lịch sử của tiêu chuẩn token ERC-20

Fabian Vogelsteller ban đầu đề xuất ý tưởng về token ERC-20. Ông đã gửi đề xuất qua trang GitHub của Ethereum. Ông đã gắn thẻ "Ethereum Request Comment" và nó được gán số "20" vì đó là bình luận thứ 20 trên trang. Sau khi được cộng đồng nhà phát triển Ethereum phê duyệt, đề xuất của Vogelsteller được triển khai với tên gọi "Ethereum Improvement Proposal (EIP-20). Tuy nhiên, nó được gọi là ERC-20.

Kể từ khi đề xuất được triển khai vào năm 2015, token hợp đồng thông minh được thiết kế trên blockchain Ethereum phải tuân thủ các nguyên tắc.

Cách token ERC-20 hoạt động

Tiêu chuẩn token ERC-20 được thiết kế để hoạt động với hợp đồng thông minh hoặc thỏa thuận được sắp xếp trước, khớp lệnh theo cơ chế sau khi đáp ứng các điều kiện xác định. Hợp đồng thông minh được kích hoạt bởi Máy ảo Ethereum (EVM) tương tự như máy bán hàng tự động. Chúng được lập trình để thực hiện các hành động được thiết lập trước trong một số tình huống nhất định. Đó là cách thức hoạt động của token ERC-20.

Sau khi tuân thủ hướng dẫn hoặc chỉ dẫn, token ERC-20 có thể được tạo và phát hành. Chúng có thể thay thế - một token có giá trị như nhau. Những token này không chỉ cho phép trao đổi tài sản liền mạch mà còn trao quyền quản trị cho người nắm giữ. Token này cũng có thể được stake để hỗ trợ hoạt động của mạng lưới và cung cấp cho staker phần thưởng dưới dạng token bổ sung, mang đến cơ hội kiếm thu nhập thụ động.

Lợi ích của ERC-20 đối với mạng lưới Ethereum

Sự ra đời của tiêu chuẩn token ERC-20 đã được chứng minh là có khả năng thay đổi cuộc chơi đối với Ethereum và thị trường tiền mã hóa. Một số lợi ích của token ERC-20 bao gồm:

Khả năng tương tác

Khả năng tương tác là điểm mấu chốt trong ngành công nghiệp tiền mã hóa. Việc không thể trao đổi tài sản một cách thuận tiện trên nhiều chuỗi khiến quá trình chuyển giao trở nên cực kỳ phức tạp, cản trở việc áp dụng blockchain trên toàn cầu. ERC-20 cho phép các token tuân theo hướng dẫn để giao tiếp và trao đổi tài sản một cách dễ dàng. Nếu bạn sở hữu token ERC-20 cho một dự án cụ thể, bạn có thể dễ dàng đổi token đó lấy một token khác cho một dự án khác.

Khả năng tương tác thúc đẩy giao tiếp, chuyển token nhanh hơn và quy trình trao đổi token tiết kiệm chi phí.

Bảo mật nâng cao

Vì token ERC-20 tuân thủ cùng hướng dẫn và được xây dựng trên Ethereum nên chúng được hưởng lợi từ các tính năng bảo mật của mạng lưới, chẳng hạn như phi tập trung, bất biến và minh bạch. Các tính năng bảo mật này giúp ngăn chặn người dùng độc hại thao túng nguồn cung token, chuyển tiền, rút tiền hoặc quy trình xác thực.

Tính minh bạch

Giống như blockchain, công nghệ cơ sở của token ERC-20 rất minh bạch. Tất cả chi tiết giao dịch ERC-20 được ghi nhận trên blockchain Ethereum, giúp dễ dàng theo dõi chuyển động của token.

Trong khi đó, tiêu chuẩn token giúp xác định tính xác thực của giao dịch và token, cung cấp cho chủ sở hữu và nhà phát triển token mức độ bảo mật cao hơn.

Tính thanh khoản cao

Thanh khoản cao đồng nghĩa với việc token ERC-20 có thể được mua bán trên các sàn giao dịch tập trung và sàn giao dịch phi tập trung. Tính khả dụng khiến các token này trở thành lựa chọn ưa thích của các nhà đầu tư muốn thu lợi nhuận từ bản chất biến động của thị trường tiền mã hóa.

Có thể tùy chỉnh và dễ sử dụng

Người tạo hoặc nhà thiết kế token có thể tùy chỉnh token để phục vụ và đáp ứng các mục đích cụ thể. Họ có thể thiết lập tổng nguồn cung token, thêm các chức năng độc đáo vào token, thiết lập số thập phân và chọn một ký hiệu.

Ngoài khả năng tùy chỉnh liền mạch, token ERC-20 cực kỳ dễ sử dụng. Người dùng có thể tạo và quản lý token dễ dàng bằng các công cụ như MetaMask, MyETherWallet, v.v. Nhờ sự đơn giản và tính khả dụng vượt trội, token có thể tiếp cận được với người dùng và nhà phát triển, thúc đẩy sự đổi mới trong hệ sinh thái.

Ưu điểm của tiêu chuẩn token ERC-20

Tính linh hoạt bị hạn chế

Tiêu chuẩn token ERC-20 hướng tới mục tiêu tăng khả năng tương thích và tính ổn định. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này cũng giới hạn các cấp độ chức năng. Ví dụ: token ERC-20 không thể hoàn thành một số tác vụ phức tạp nhất định. Điều này đặt ra mối lo ngại đáng kể đối với nhà phát triển đòi hỏi mức độ linh hoạt cao hơn cho token của họ.

Phí giao dịch cao

Giao dịch token ERC-20 có thể là một nhiệm vụ tốn kém. Cần có phí gas để bắt đầu và hoàn thành bất kỳ giao dịch nào và tùy thuộc vào trạng thái của mạng lưới Ethereum, các khoản phí gas này có thể quá cao đối với người dùng bình thường. Sự biến động của phí gas khiến việc dự đoán chi phí giao dịch chính xác trở nên vô cùng khó khăn, ảnh hưởng đến nhu cầu sở hữu và giao dịch các token này, đặc biệt là đối với nhà đầu tư có thu nhập thấp.

Thiếu sự chấp nhận rộng rãi

Không phải sàn giao dịch tiền mã hóa nào cũng chấp nhận token ERC-20. Mặc dù tiêu chuẩn token này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi, một số sàn giao dịch không chấp nhận hoặc niêm yết chúng trên nền tảng của họ, do đó hạn chế thanh khoản của token.

Các vấn đề về tiếp nhận

Một thách thức khác với token ERC-20 liên quan đến các hợp đồng thông minh không được thiết kế cho tiêu chuẩn token. Nếu người dùng gửi token ERC-20 tới một hợp đồng thông minh không thể xử lý token, có khả năng token sẽ bị mất vĩnh viễn. Điều này xảy ra vì một số hợp đồng nhận tiền không được lập trình để nhận biết hoặc phản hồi token ERC-20, trong khi tiêu chuẩn này không thể thông báo cho hợp đồng về các token đến.

Token ERC-20 phổ biến

Kể từ khi triển khai đề xuất ERC-20 từ Fabian Vogelsteller, chúng ta đã chứng kiến một lượng lớn các token này được phát hành ra thị trường. Dưới đây là một số token phổ biến nhất thuộc loại này:

Tether (USDT)

USDT của Tether là stablecoin chạy trên blockchain Ethereum dưới dạng tiêu chuẩn token ERC-20. Coin này được thiết kế để cung cấp thông lượng giao dịch nhanh hơn và giao dịch rẻ hơn. Theo trang web Tether, token này được neo giá với đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1.

Đội ngũ này tuyên bố họ đạt được tỷ lệ đó bằng cách nắm giữ một lượng token tương đương bằng đô la Mỹ trong một tài khoản riêng biệt và an toàn. Tokoen này được sử dụng để chuyển tiền giữa các sàn giao dịch và đã trở thành một trong những cặp giao dịch phổ biến nhất trên các sàn giao dịch tập trung.

Uniswap (UNI)

Uniswap là sàn giao dịch tiền mã hóa phi tập trung (DEX) chạy dưới dạng token ERC-20 trên mạng lưới Ethereum. $UNI là token ERC-20 và là đồng tiền gốc của DEX này. Cũng cần lưu ý rằng Uniswap được hỗ trợ bởi mô hình market maker tự động (AMM).

Không giống như sàn giao dịch tập trung, Uniswap không có sổ lệnh hay cấu trúc tập trung để thiết lập các giao dịch.

Maker (MKR)

Maker là token quản trị gốc của MakerDAO, một giao thức nguồn mở trên blockchain Ethereum. MakerDAO được quản lý bởi những người nắm giữ token MKR, trong đó những người nắm giữ token cũng chịu trách nhiệm quản lý Maker Protocol. Giao thức này là ứng dụng phi tập trung cho phép người dùng tạo Dai, một loại tiền tệ phi tập trung ổn định giá được neo giá mềm vào đồng đô la Mỹ. Người nắm giữ MKR quản lý dự án thông qua quản trị khoa học, một quy trình liên quan đến bình chọn điều hành và bình chọn quản trị. Hiện tại, một token MKR bị khóa trong một hợp đồng bình chọn tương đương với một lượt bình chọn.

Binance (BNB)

BNB không chỉ là token ERC-20 mà còn là token gốc của sàn giao dịch tập trung Binance uy tín. BNB phục vụ nhiều mục đích trong hệ sinh thái Binance. Sự phổ biến ngày càng tăng của token BNB đã dẫn đến sự khả dụng và chấp nhận ngày càng tăng trên các sàn giao dịch phi tập trung và tập trung khác nhau.

Các tiêu chuẩn token ERC khác

ERC-20 là tiêu chuẩn token phổ biến nhất. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ít nổi bật hơn. Đó là:

  • ERC-165: tiêu chuẩn này được thiết kế để xác nhận xem liệu một hợp đồng có thể hỗ trợ giao diện nào đó hay không. Do đó, ERC-165 hỗ trợ tương tác giữa các hợp đồng thông minh khác nhau.

  • ERC-621: tiêu chuẩn này cho phép các thành viên dự án được ủy quyền điều chỉnh nguồn cung token sau khi tài sản được phát hành. Thông qua ERC-621, các token bổ sung có thể được thêm vào nguồn cung hoặc bị burn hoặc loại bỏ để giảm nguồn cung.

  • ERC-777: tiêu chuẩn ERC-777 cho phép tùy chọn khôi phục khẩn cấp nếu khóa riêng tư của người dùng bị mất. Tiêu chuẩn này cũng tăng cường quyền riêng tư và ẩn danh của các giao dịch.

  • ERC-721: tiêu chuẩn này được thiết kế để phát hành token không thể thay thế (NFT). Vì token ERC-20 không thể phát hành tài sản không thể thay thế (vì đây là token có thể thay thế) nên ERC-71 đã được đề xuất làm giải pháp thay thế.

  • ERC-223: tiêu chuẩn ERC-223 được đề xuất như một giải pháp khả thi cho việc mất các token gửi sai địa chỉ. Tiêu chuẩn ERC-223 cho phép bạn truy xuất token được gửi đến các địa chỉ không chính xác.

  • ERC-1155: tiêu chuẩn token này cho phép nhà phát triển tạo và ra mắt token chuyển hiệu quả hơn. ERC-1155 giúp tiết kiệm hàng trăm đô la phí giao dịch và tương thích với NFT cũng như token tiện ích.

Lời kết

Việc ra mắt tiêu chuẩn token ERC-20 đánh dấu một bước tiến đáng chú ý của mạng lưới Ethereum nhờ khả năng đơn giản hóa quá trình phát triển mạng lưới. Ra đời từ mong muốn giải quyết những vấn đề tắc nghẽn và phí giao dịch tương đối cao đôi khi gặp phải trên Ethereum, ERC-20 cũng mang lại khả năng tương tác cao hơn cho mạng lưới, mở ra cơ hội phát triển mới cho Ethereum và các chuỗi khác.

ERC-20 không phải là một tiêu chuẩn token độc lập mà thay vào đó được bổ sung bởi nhiều tiêu chuẩn khác, mỗi tiêu chuẩn đều hướng đến mục tiêu nâng cao mạng lưới theo cách riêng của mình. Nếu bạn muốn khám phá thêm các tiêu chuẩn Ethereum, đừng quên truy cập hướng dẫn của chúng tôi về ERC-4337 và tối ưu hóa tài khoản, ERC-7579 – được thiết kế để phát triển tối ưu hóa tài khoản hơn nữa – và ERC-6551, mở rộng chức năng của NFT.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2025 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: “Bài viết này thuộc bản quyền của © 2025 OKX và được sử dụng với sự cho phép.” Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: “Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2025 OKX.” Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm