Hướng dẫn: Giao dịch tiền mã hóa (crypto) cho người mới bắt đầu

Giới thiệu tổng quan về Bitcoin và giao dịch tiền mã hóa

Với khối lượng giao dịch 24 giờ đạt trung bình xấp xỉ $50 tỷ Mỹ trong năm nay, và thường vượt mức $100 tỷ Mỹ, thị trường tiền mã hóa đã và đang phát triển đáng kể. Hiện nay, các nhà giao dịch tiền mã hóa bao gồm cả nhà giao dịch cá nhân và nhà giao dịch tổ chức, cùng tài sản kỹ thuật số - dẫn đầu là Bitcoin (BTC) - được coi là lớp tài sản đầu tư thay thế.

Nếu mới bắt đầu tham gia thị trường tiền mã hóa, hướng dẫn này sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức cơ bản về giao dịch tiền mã hóa và giúp bạn định hướng nếu quyết định bắt đầu giao dịch tiền mã hóa.

Giới thiệu giao dịch: Mua thấp, bán cao

Về bản chất, giao dịch bao gồm việc mua và bán một tài sản nào đó với hi vọng sinh lời. Trong khi giao dịch ngày nay liên quan đến các công cụ (hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi...) và chiến lược (phòng hộ, bán khống, giao dịch chênh lệch giá...) tương đối phức tạp, nguyên tắc cơ bản - mua thấp và bán cao vẫn áp dụng trong suốt quá trình giao dịch.

Mục tiêu chính của nhà giao dịch là mua một công cụ với giá nhất định và sau đó bán lại với giá cao hơn (gọi là giao dịch vị thế mua), thu lãi chênh lệch. Thứ tự giao dịch có thể thay đổi - như trường hợp của giao dịch vị thế bán, trong đó nhà giao dịch cố gắng bán cao trước và sau đó mua thấp - nhưng vẫn cùng chung mục tiêu.

Điều này về lý thuyết nghe có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế, nó liên quan đến việc định giá giá thị trường của công cụ và xem xét liệu công cụ trên có được định giá quá thấp hay quá cao tại bất kỳ thời điểm nào hay không. Sau cùng, bạn chỉ có thể bán công cụ với giá cao hơn nếu có ai đó tin rằng nó đáng giá hơn và sẵn lòng trả tiền cho công cụ đó.

Định giá và xem xét giá trị là những chủ đề hấp dẫn để thảo luận sâu và nằm ngoài phạm vi của hướng dẫn này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về một chủ đề cụ thể, vui lòng kiểm tra các tài liệu tham khảo dưới đây để đọc thêm:

Lãi & lỗ được ghi nhận và chưa thực hiện

Tham gia giao dịch - dù là vị thế mua hay bán - cũng được coi là mở một vị thế, và đôi khi thật thú vị khi thấy vị thế của bạn sinh lời khi thị trường đi theo quỹ đạo bạn mong muốn. Tuy nhiên, bất kỳ lãi nào bạn thấy so với vị thế của bạn đều là "chưa thực hiện/nhận" (còn được gọi là "lợi nhuận trên giấy") cho đến khi bạn thực sự thoát khỏi vị thế đó. Thoát khỏi vị thế có nghĩa là bán công cụ bạn đang nắm giữ (đối với giao dịch vị thế mua) hoặc mua lại công cụ (đối với giao dịch vị thế bán).

Ví dụ, nếu bạn mua 1 BTC với giá $5.000 vào thời điểm suy thoái thị trường vào tháng 3 năm 2020, với hy vọng giá trị của BTC sẽ tăng trong tương lai, bạn đã thực hiện giao dịch vị thế mua. Nếu bạn vẫn đang nắm giữ đồng coin đó, hiện giá trị của nó khoảng $18.250, bạn có lãi chưa thực hiện là $13.250 (tức là $18.250 - $5.000).

Tuy nhiên, nếu giá của Bitcoin giảm xuống $17.000 trong giờ tiếp theo, lãi tiềm năng của bạn cũng sẽ giảm còn $12.000. Ví dụ này cho thấy lãi thực nhận của bạn chỉ được thực hiện khi bạn bán đồng coin đó và thoát khỏi vị thế mua của mình. Cho đến khi đó, bạn chỉ có thể nhìn vào lãi tiềm năng, hoặc còn gọi là lãi chưa thực hiện.

Tương tự, biến động giá không thuận lợi dẫn đến "lỗ trên giấy" cũng chỉ được thực hiện khi bạn thoát khỏi vị thế. Trong cả hai trường hợp, với vai trò là nhà giao dịch, điều quan trọng là phải hiểu rõ sự khác biệt giữa lãi chưa thực hiện và lãi được ghi nhận, hoặc P&L. Lãi và lỗ chỉ thực sự phát sinh khi chúng được ghi nhận.

Giao dịch hay đầu tư

Giao dịch và đầu tư là hai hoạt động khác nhau, ngay cả khi mục tiêu của chúng có phần tương đồng. Cả nhà đầu tư và người giao dịch đều đang tìm kiếm lợi nhuận nhưng có tư duy, chiến lược và cam kết hoàn toàn khác nhau. 

Khi bạn đầu tư vào một tài sản bất kỳ, chẳng hạn như BTC, thì bạn đang mua vào ý tưởng và thậm chí là văn hóa đằng sau đồng đó. Bạn có thể cam kết giữ vị thế của mình - hoặc "HODL" BTC của bạn - trong nhiều năm, thậm chí là hàng thập kỷ. Ngược lại, khi chỉ đơn giản là giao dịch BTC, bạn không cam kết giữ vị thế và chỉ quan tâm đến giá thị trường ngắn hạn cũng như các sự kiện tác động đến giá đồng coin trên.

Mặc dù không có thời gian cụ thể để phân biệt giao dịch và đầu tư, nhà giao dịch thường hoạt động tích cực trong khung thời gian cụ thể, ngắn hạn. Ví dụ, những nhà giao dịch trong ngày giữ vị thế của mình trong vài giờ mỗi ngày, nhưng những nhà giao dịch lướt sóng (một phần trong số những người giao dịch trong ngày) có thể vào và thoát khỏi vị thế chỉ trong vài phút, nếu không phải là vài giây.

Sự lựa chọn giữa giao dịch và đầu tư phụ thuộc vào mục tiêu tài chính cá nhân của bạn và sự định giá về giá cả, giá trị cùng triển vọng của công cụ giao dịch mà bạn chọn, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Hiểu về thị trường tiền mã hóa

Mặc dù giao dịch không nhất thiết phải cần đến thị trường, nhưng việc có một thị trường lại mang đến nhiều lợi ích đáng kể. Về mặt lý thuyết, bạn có thể giao dịch bất cứ thứ gì bằng cách đơn giản là mua trực tiếp từ người bán và bán cho người khác (chẳng hạn từ người hàng xóm của bạn rồi sau đó bán cho người bạn biết), tuy nhiên, trường hợp này không thể nhân rộng.

Các sàn giao dịch tiền mã hóa có nhiều lợi ích, nhưng chính yếu là khả năng cung cấp thanh khoản, điều đó có nghĩa là nhà giao dịch có thể nhanh chóng hoàn tất đồng thời nhiều giao dịch trong vài phút mà không cần tìm kiếm hoặc chờ đợi người mua và người bán. Thanh khoản thị trường là thuật ngữ chỉ khả năng bạn có thể dễ dàng và nhanh chóng mua hoặc bán một tài sản trên thị trường, mà không gây ảnh hưởng đáng kể đến giá thị trường của tài sản đó. 

Nhìn chung, tài sản có thanh khoản cao là thứ mà nhiều người quan tâm khi giao dịch - nghĩa là tài sản đó có khối lượng giao dịch cao và giá của tài sản không biến động đáng kể giữa các giao dịch. Các sàn giao dịch như OKX tập hợp nhu cầu đối với một loại tài sản nhất định, tập trung ở một nơi để người mua và người bán có thể kết nối với nhau dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

Do nhu cầu thanh khoản, chỉ số giá đáng tin cậy, giao dịch an toàn và những tính năng khác, gần như tất cả giao dịch tiền mã hóa ngày nay được thực hiện trên các sàn giao dịch chuyên dụng như OKX hoặc thông qua nhà môi giới chuyên biệt.

Với OKX, ví dụ, bạn có thể mua hoặc bán BTC và một loạt các loại tiền mã hóa khác, được hỗ trợ gần như ngay lập tức,24/7, với khoản phí giao dịch rất nhỏ cho mỗi giao dịch.

Giao ngay hay phái sinh

Các thị trường tiền mã hóa phần lớn có phương thức hoạt động tương tự như thị trường truyền thống và được chia thành hai loại là giao ngayphái sinh. Thị trường giao ngay là nơi bạn có thể mua hoặc bán tiền mã hóa ngay lập tức và nhận được đồng coin/token thực sự mà bạn đang giao dịch. Thị trường phái sinh chuyên về các hợp đồng - chẳng hạn như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi - theo dõi hoặc thu được, giá trị từ một loại tiền mã hóa cơ sở. Các giao dịch liên quan đến hợp đồng phái sinh không phải lúc nào cũng gửi đến nhà giao dịch đồng coin/token thực sự. 

Về bản chất, phái sinh là sản phẩm giao dịch phức tạp hơn và thường liên quan đến rủi ro cao hơn so với giao dịch giao ngay. Trong khi hướng dẫn này sẽ tập trung chủ yếu vào thông tin cơ bản đối với giao dịch giao ngay, hầu hết các nguyên tắc tổng quát cũng áp dụng cho giao dịch phái sinh. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về phái sinh tiền mã hóa để tìm hiểu thêm về từng loại sản phẩm và cách chúng hoạt động.

Các cặp giao dịch

Thị trường tiền mã hóa , giống như thị trường truyền thống, có nhiều cặp được niêm yết để giao dịch (mỗi cặp đại diện cho một thị trường), được biểu thị bằng sự kết hợp của các mã tài sản như BTC/USDT, ETH/BTC hoặc LTC/BTC. Mỗi cặp thị trường phù hợp bao gồm hai loại tiền tệ. Những cặp này không phải lúc nào cũng là crypto, bởi một số sàn hỗ trợ các cặp giao dịch liên quan đến tiền tệ Fiat - nghĩa là giao dịch diễn ra giữa một loại crypto và một loại tiền Fiat, hay còn gọi là tiền được phát hành bởi chính phủ - như BTC/USD, BTC/EUR hoặc BTC/GBP. Những cặp tiền tệ này phản ánh việc báo giá hoặc tỷ giá hối đoái. Loại tiền đầu tiên trong cặp giao dịch là đồng "cơ sở", và loại tiền thứ hai là đồng "định giá".

Giá của tiền mã hóa thường được phản ánh thông qua các cặp giao dịch, đặc biệt là trên các sàn giao dịch. Ví dụ, một cặp BTC/USDT giao dịch ở mức 18.250 USDT có nghĩa là 1 BTC bằng 18.250 USDT, hoặc xấp xỉ $18.250. Tương tự, ETH/BTC ở mức 0,03 có nghĩa là 1 ETH bằng 0,03 BTC, hoặc khoảng $550 tại thời điểm viết bài.

Định giá bằng tiền mã hóa

Như đã đề cập ở trên, các cặp giao dịch bao gồm tiền tệ cơ sở và tiền tệ định giá. Trong khi tiền tệ cơ sở có thể là bất kỳ loại tiền mã hóa nào được liệt kê trên sàn giao dịch, thì tiền tệ định giá thường bị giới hạn hơn. 

Trong không gian tiền mã hóa, BTC là đồng tiền dẫn đầu và cũng là tiền tệ định giá phổ biến trong các cặp giao dịch dựa trên tiền mã hóa. Stablecoin Tether (USDT) và đồng altcoin hàng đầu Ether (ETH) cũng là các loại tiền tệ định giá phổ biến. OKX có đồng token riêng trên nền tảng của mình là OKB, cũng được sử dụng như loại tiền mã hóa định giá trên sàn giao dịch.

Định giá bằng tiền pháp định (Fiat)

So với các cặp giao dịch đình giá bằng crypto, các cặp giao dịch dựa trên tiền Fiat thường dễ hiểu hơn đối với nhà giao dịch nhằm điều chỉnh tài khoản của họ bằng các đơn vị tiền tệ Fiat tương ứng. Ví dụ, một nhà giao dịch bằng USD có thể muốn giao dịch BTC/USD hoặc các cặp tương đương để xem giá của BTC được định giá so với USD.

Tuy nhiên, hầu hết các sàn giao dịch crypto (bao gồm cả OKX) sử dụng stablecoin thay vì tiền tệ Fiat thực sự để đại diện cho các cặp giao dịch dựa trên tiền Fiat. USDT là stablecoin được gắn liền với đồng USD phổ biến nhất trên thị trường, nhưng ngoài ra còn có nhiều loại stablecoin khác như TrueUSD (TUSD), USD Coin (USDC), USDK và các loại khác.

Lựa chọn cặp giao dịch

Cả các cặp giao dịch dựa trên crypto và Fiat đều có nhược điểm và ưu điểm riêng, và sự lựa chọn của bạn phụ thuộc vào mục tiêu cũng như định hướng giao dịch của bản thân. 

Ví dụ, nhà giao dịch muốn duy trì và có thể tăng lượng BTC sở hữu của mình (bất kể giá của Bitcoin theo đồng Fiat thay đổi như thế nào) sẽ ưa chuộng các cặp giao dịch dựa trên BTC. Tuy nhiên, những người giao dịch cuối cùng với mục tiêu lãi từ tiền tệ Fiat và muốn lãi của họ không bị thay đổi do biến động giá của tiền tệ định giá sẽ chọn các cặp giao dịch dựa trên tiền tệ Fiat.

Hiểu về giá và hoạt động thị trường

Chúng ta đã tìm hiểu về các cặp giao dịch và định giá, giờ hãy thảo luận về cách những báo giá này - mà theo lý thuyết là giá thị trường - được hình thành.

Nếu cặp BTC/USDT được báo giá là 18.000 USDT, điều đó có nghĩa là giá thị trường cho 1 BTC là 18.000 USDT. Tuy nhiên, trên thực tế - đặc biệt là với thị trường crypto có tính biến động cao - giá của 1 BTC được mô tả quá đơn giản, vì giá được báo giá chính xác có thể thay đổi và không nhất thiết áp dụng cả hai chiều (bạn không thể luôn mua và bán với cùng mức giá).

Con số này (18.000 USDT) chỉ là giá cuối cùng mà một giao dịch, dù là nhỏ nhất, đã được thực hiện trên thị trường. Mặc dù điều đó có làm nó trở thành giá thị trường, nhưng có rất ít khả năng bạn thực sự nhận được mức giá đó trên thị trường cho lệnh mua hoặc bán của mình.

Thay vào đó, các báo giá thực tế có sẵn trên thị trường được đại diện bởi "ask" (giá bán/giá chào bán) và "bid" (giá mua/giá chào mua), trong đó "ask" là lệnh bán (tức là tôi muốn bán BTC với một mức giá cụ thể) và "bid" là lệnh mua (tức là tôi muốn mua BTC với một mức giá cụ thể).

Giá bán và giá mua, maker và taker

Như đã thảo luận ở trên, có sự khác biệt giữa giá giao dịch gần nhất và giá thị trường thực tế. Giá thị trường thực tế phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như chênh lệch giữa giá bán và giá mua và độ sâu của chúng.

Nói một cách đơn giản, giá chào bán là lệnh bán và giá chào mua là lệnh mua hiện đang được niêm yết trên một sàn giao dịch nhất định (ví dụ như trên OKX). Mỗi lệnh bán và mua bao gồm một mức giá và số lượng coin. Ví dụ, một lệnh bán có thể yêu cầu mua 0,5 BTC với giá $18.000 mỗi BTC - điều này có nghĩa là tổng giá đặt lệnh sẽ là $18.000 x 0,5 BTC = $9.000. Tương tự, một lệnh mua có thể là 0,25 BTC với giá $17.500 mỗi BTC, điều này có nghĩa là người đặt lệnh đang muốn mua 0,25 BTC với giá $4.375 (tức là tổng giá đặt lệnh sẽ là $17.500 x 0,25 BTC = $4.375). 

Cả lệnh bán và lệnh mua đều có sẵn để thực hiện hoặc khớp bởi bất kỳ ai trên sàn giao dịch (trừ khi lệnh bán hoặc lệnh mua bị hủy bởi người giao dịch trước khi khớp lệnh). Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, bạn không cần phải khớp đầy đủ số lượng lệnh bán hoặc mua. Bạn có thể chọn bất kỳ số lượng nào ít hơn và lên đến số lượng được niêm yết. Nhìn vào các ví dụ lệnh bán và lệnh mua ở trên, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có khoảng từ 0,001 BTC (số lượng BTC giao dịch tối thiểu trên OKX) đến 0,5 BTC cho ví dụ về lệnh bán và từ 0,001 BTC đến 0,25 BTC cho ví dụ về lệnh mua.

Khi giao dịch trên bất kỳ thị trường nào, bạn có hai lựa chọn. Bạn có thể "khớp lệnh" hoặc "thực hiện" bất kỳ lệnh mua hoặc bán nào hiện có (như đã được giải thích ở trên) hoặc "tạo ra" yêu cầu mua hoặc đề nghị bán của riêng mình. Khi làm như vậy, bạn cũng chọn trở thành "maker" hoặc "taker," và lệnh của bạn sẽ chịu các khoản phí khác nhau trong mỗi trường hợp. Maker được khuyến khích với các khoản phí thấp hơn, vì họ đóng góp thanh khoản vào thị trường bằng cách tích cực đề xuất giao dịch, trong khi taker phải trả khoản phí cao hơn một chút vì họ loại bỏ thanh khoản bằng cách thực hiện lệnh và tiêu thụ các lệnh hiện có (tức là những lệnh được đề xuất bởi maker).

Ví dụ, nếu bạn xem thị trường BTC/USDT trên OKX và thấy rằng giá chào bán thấp nhất là 18.050 USDT và giá chào mua cao nhất là 17.800 USDT, điều đó có nghĩa là giá thấp nhất mà bất kỳ ai trên OKX sẵn sàng bán 1 BTC tại thời điểm đó là 18.050 USDT và giá cao nhất mà bất kỳ ai sẵn sàng mua 1 BTC là 17.800 USDT. Bạn có thể chọn thực hiện một trong những lệnh này hoặc tạo ra lệnh của riêng bạn.

Giả sử bạn chọn tạo lệnh bán cho riêng mình: Bạn sẵn sàng bán BTC của mình (bất kỳ số lượng nào) với giá 17.000 USDT mỗi BTC. Trong trường hợp này, lệnh bán của bạn sẽ được hiển thị trên thị trường là lệnh bán hàng đầu, vì nó thấp hơn cả lệnh bán trước đó (yêu cầu bán mỗi BTC với giá 17.050 USDT). 

Miễn là không ai đang bán BTC với mức giá thấp hơn của bạn (17.000 USDT mỗi BTC), lệnh bán của bạn sẽ là lệnh đầu tiên được khớp trên thị trường.

Với cách thức hoạt động của thị trường tự do, người mua và người bán có thể đưa ra mức giá mong muốn, dù cao hay thấp - thị trường tự động cân bằng thông qua việc chọn lựa những lệnh bán với giá thấp nhất (tức là người bán đưa ra lệnh với giá thấp nhất) và những lệnh mua với giá cao nhất (tức là người mua đưa ra lệnh với giá cao nhất), vì chúng đại diện cho những mức giá lý tưởng nhất.

Độ sâu thị trường và spread

Mặc dù quan trọng đối với hoạt động thị trường, lệnh bán và mua không phản ánh toàn bộ bức tranh toàn cảnh. Như đã đề cập ở trên, lệnh bán hoặc mua có thể là với bất kỳ số lượng nào, thậm chí có thể chỉ 0,001 BTC (tương đương khoảng 18 USD tại thời điểm viết bài).  

Nếu ai đó muốn bán chỉ 0,001 BTC, và giả sử lệnh bán này đứng đầu thị trường (vì đưa ra giá thấp nhất cho mỗi 1 BTC vào thời điểm đó), sau đó nếu bạn cố gắng mua nhiều hơn 0,001 BTC, bạn sẽ tự động khớplệnh bán hàng đầu; tuy nhiên, số lượng lệnh còn lại của bạn (trên 0,001 BTC) sẽ nằm trong hàng đợi để khớp lệnh bán tốt nhất kế tiếp, cho đến khi lệnh của bạn hoàn thành.

Lưu ý: Sẽ luôn có sự chênh lệch giá giữa giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất - như chúng ta đã thấy trong ví dụ trên, với giá bán thấp nhất là 17.000 USDT và giá mua cao nhất là 17.800 USDT. Sự chênh lệch giá này được gọi là spread thị trường hay giữa giá mua và giá bán. Nếu không có spread, các market maker sẽ không có động lực để cung cấp thanh khoản bằng cách tạo lệnh bán hoặc mua, vì họ cũng muốn mua thấp và bán cao. Tuy nhiên, trên các thị trường có tính thanh khoản cao, spread rất thấp - nghĩa là có sự khác biệt nhỏ giữa giá mua và giá bán - trong khi các thị trường có tính thanh khoản thấp thường có spread cao hơn.

Sau khi hiểu về spread giữa giá mua và giá bán, hãy tưởng tượng nếu hầu hết các lệnh bán hoặc mua trên thị trường được đặt với số lượng rất nhỏ, giả sử là khoảng 0,002 BTC mỗi lệnh. Dù lệnh bán và mua được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần, giá mua hoặc bán của bạn trở dần nên kém hấp dẫn hơn trên cả hai cột lệnh bán và lệnh mua, vì spread giữa bid và ask quá lớn.

Thị trường BTC/USDT trên OKX xem ở chế độ cơ bản. Nguồn: OKX

Hình ảnh trên đây cho thấy giao diện cơ bản của sàn giao dịch BTC/USDT trên OKX. Các mũi tên màu xanh chỉ vào phần sổ lệnh, trong đó các lệnh bán được đánh dấu màu đỏ và các lệnh mua được đánh dấu màu xanh. Lưu ý là giá lệnh bán thấp nhất là 17.920,9 USDT cho mỗi BTC trong khi giá lệnh bán cao nhất hiển thị (vẫn còn nhiều hơn những gì được hiển thị ở đây) là 17.927,0 USDT cho mỗi BTC - chênh lệch khoảng 6 USDT.

Tương tự, trong khi giá lệnh mua cao nhất là 17.920,8 USDT cho mỗi BTC và giá lệnh mua thấp nhất hiển thị là 17.916,6 USDT cho mỗi BTC, tổng cộng kích thước của những lệnh mua này không thể đạt đến 0,5 BTC. Điều này có nghĩa là một người bán có 0,5 BTC hoặc nhiều hơn sẽ phải khớp tất cả các lệnh mua này và nhiều hơn nữa, nhưng giá mà người bán đó nhận được cho BTC của họ sẽ giảm khi số lệnh trên cột lệnh bán được khớp dần.

Trở lại ví dụ trước đó với các lệnh nhỏ (0,002 BTC mỗi lệnh), nếu bạn muốn bán 1 BTC trên thị trường như vậy, bạn sẽ phải thông qua 500 lệnh mua (mỗi lệnh 0,002 BTC) với các mức giá đã được định trước khác nhau trước khi lệnh của bạn khớp hoàn toàn. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến giá lệnh cuối cùng của bạn không “hấp dẫn” như giá tốt nhất trên thị trường khi bạn tạo lệnh bán, vì spread (hoặc chênh lệch giá) trên 500 lệnh mua này khá lớn.

Đây là một ví dụ đơn giản về những gì xảy ra trên thị trường không có đủ độ sâu. Độ sâu thị trường là đánh giá về khả năng của thị trường để xử lý các lệnh lớn mà không có sự thay đổi đáng kể về spread giữa lệnh mua và lệnh bán.

Hiểu rõ về những khái niệm này rất quan trọng để thực hiện các chiến lược giao dịch và hoàn thành các lệnh của bạn với giá mong muốn.

OKX, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch, có tính thanh khoản và độ sâu thị trường hàng đầu trong ngành - do đó, có spread rất nhỏ, dẫn đến giá giao dịch hấp dẫn, ngay cả đối với các lệnh lớn.

Sổ lệnh

Trên mọi sàn giao dịch, tất cả các lệnh mua và bán đang hoạt động trên thị trường được liệt kê trong sổ lệnh, được cập nhật trực tiếp và phản ánh độ sâu thị trường cũng như tính thanh khoản. Sổ lệnh cũng đi kèm với biểu đồ lịch sử giao dịch, liệt kê những giao dịch được thực hiện thành công gần đây nhất.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các lệnh mua và bán xuất hiện trên sổ lệnh đều có thể bị thu hồi bởi các nhà giao dịch đã đăng chúng, và chúng không được đảm bảo cho đến khi thực sự được khớp.

OKX cho phép người dùng tùy chỉnh hiển thị sổ lệnh bằng cách nhóm các lệnh trong một khoảng giá cụ thể tính theo đồng tiền định giá.

Các loại lệnh giao dịch và cách sử dụng chúng

Sau khi đã đề cập đến nhiều khái niệm chính ở trên, chúng ta có thể tập trung vào việc đưa lệnh giao dịch vào thị trường. Mỗi lần muốn thực hiện một giao dịch, bạn phải đăng một lệnh trên thị trường. Một lần nữa, bạn có thể chọn giữa việc sử dụng các lệnh mua và bán hiện có hoặc tự tạo lệnh của riêng mình.

Tùy thuộc vào mục tiêu và chiến lược giao dịch, bạn có thể sử dụng nhiều loại lệnh giao dịch khác nhau có sẵn trên sàn giao dịch như OKX. Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ xem qua những loại lệnh phổ biến nhất và ý nghĩa của chúng đối với nhà giao dịch.

Lệnh giới hạn

Lệnh giới hạn là loại lệnh giao dịch phổ biến nhất và phù hợp cho cả nhà giao dịch mới và có kinh nghiệm. Lệnh giới hạn cho phép bạn xác định một giới hạn giá cụ thể cho lệnh mua hoặc bán của mình và thị trường sẽ chỉ khớp giới hạn đó với báo giá chính xác của bạn hoặc tốt hơn.

Ví dụ, nếu bạn đặt một lệnh giới hạn mua 1 BTC với giá 17.123 USD, thì lệnh này sẽ chỉ khớp nếu thị trường có người bán yêu cầu giá 17.123 USD hoặc thấp hơn cho 1 BTC. Tương tự, một lệnh giới hạn bán với cùng chi tiết sẽ chỉ khớp khi thị trường có người mua sẵn sàng trả 17.123 USD hoặc cao hơn cho 1 BTC của bạn.

OKX cũng cung cấp tuỳ chỉnh lệnh giới hạn tiên tiến hơn, đúng với tên gọi là "Lệnh giới hạn nâng cao", cho phép bạn xác định các tham số hoặc điều kiện tiếp theo, bao gồm “Chỉ đăng (Post Only)”, “Khớp toàn bộ hoặc Huỷ (Fill or Kill, FOK)” và “Khớp ngay hoặc Huỷ (Immediate or Cancel, IOC)”.

Các điều kiện bổ sung này giúp các nhà giao dịch có nhiều sự kiểm soát hơn khi triển khai một số chiến lược cụ thể, cho phép họ chỉ đăng lệnh khi đang ở vai trò market maker (không phải taker), đảm bảo lệnh khớp hoàn toàn hoặc bị hủy bỏ hoàn toàn (thay vì thực hiện một phần), hoặc được thực hiện ngay lập tức hoặc hủy bỏ (thay vì đợi taker).

Với khả năng đặt giới hạn tối thiểu trong ngưỡng chấp nhận được của nhà giao dịch và đơn giản là đưa ra lời đề nghị "nhận hoặc từ chối", lệnh giới hạn dễ quản lý và cho phép tính toán lãi/lỗ đơn giản hơn.

Lệnh thị trường

Trong khi lệnh giới hạn cho phép người giao dịch đặt giá riêng của mình, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải chờ đợi lệnh khớp, lệnh thị trường được thực hiện ngay lập tức với bất kỳ tỷ giá nào thị trường sẵn sàng cung cấp.

Ví dụ, nếu bạn muốn bán 1 BTC với một lệnh thị trường, sàn giao dịch sẽ thực hiện lệnh của bạn ngay lập tức với giá tốt nhất có sẵn.

Lệnh thị trường hi sinh khả năng kiểm soát cụ thể về giá để có thực hiện lệnh ngay lập tức và được ưa chuộng bởi những nhà giao dịch đang tìm kiếm giao dịch tức thời, bất kể độ lệch giá.

Lưu ý quan trọng là giao dịch với lệnh thị trường rất ít có khả năng sinh lời trong khoảng thời gian ngắn do spread giữa giá mua và giá bán. Nếu tiếp tục mua bán với giá thị trường, thì thực tế là bạn đang mua ở mức giá cao và bán ở mức giá thấp, từ đó phát sinh thua lỗ.

Lệnh dừng

Lệnh dừng, là một loại lệnh tiên tiến cho phép người giao dịch xác định các điều kiện, chẳng hạn như "Giá kích hoạt" và "Giá lệnh", khi đáp ứng đủ điều kiện, lệnh mua hoặc bán sẽ được đăng tự động trên thị trường. OKX hỗ trợ hai loại lệnh dừng, đó là lệnh dừng "Có điều kiện" và lệnh dừng "Hủy bỏ một trong hai" - hoặc OCO (One-Cancels-the-Other).

Mặc dù lệnh dừng có thể phức tạp đối với người mới bắt đầu, chúng rất hữu ích và hợp lý một khi bạn đã nắm vững cách hoạt động.

Ví dụ, khi đăng một lệnh dừng có điều kiện, bạn bắt đầu bằng cách xác định giá kích hoạt. Đúng với tên gọi, giá kích hoạt là ngưỡng giá kích hoạt lệnh của bạn. Tuy nhiên, giá kích hoạt không phải là giá mà lệnh của bạn sẽ được khớp. Để thực hiện điều này, bạn sẽ cần xác định thông số thứ hai, giá lệnh, đây là giá thực tế mà lệnh mua hoặc bán của bạn sẽ được đăng. Ngoài ra, để đảm bảo lệnh được khớp ngay lập tức, bạn cũng có thể lựa chọn khớp lệnh của mình với bất kỳ giá thị trường nào khi đáp ứng đủ điều kiện kích hoạt giá.

Lệnh dừng có điều kiện đối với thị trường BTC/USDT trên OKX. Nguồn: OKX

Mỗi lệnh dừng OCO hoạt động theo cùng một cách nhưng với hai bộ điều kiện (hai điều kiện giá kích hoạt và giá lệnh) thay vì chỉ một. Loại lệnh này hữu ích nếu bạn muốn đặt các lệnh trong cả hai điều kiện tăng và giảm của thị trường.

Lệnh dừng OCO đối với thị trường BTC/USDT trên OKX. Nguồn: OKX

Ví dụ, nếu Bitcoin đang giao dịch ở mức $18.000 và chiến lược giao dịch của bạn bao gồm việc bán 1 BTC ở mức $19.000 trong trường hợp có đợt tăng, hoặc bán nó ở mức $17.500 trong trường hợp có đợt giảm, bạn có thể sử dụng lệnh dừng OCO để thực hiện các giao dịch này. Bạn xác định một bộ điều kiện giá kích hoạt và giá lệnh cho đợt tăng và một bộ điều kiện khác tương tự cho đợt giảm. Trong giao dịch OCO, bộ điều kiện nào được đáp ứng đầu tiên sẽ được khớp, trong khi bộ điều kiện còn lại sẽ tự động bị hủy bỏ.

Xem xét một số khái niệm đã được thảo luận trước đây trong hướng dẫn này, chúng ta có thể liên hệ việc sử dụng lệnh dừng có điều kiện và OCO với việc ghi nhận lợi nhuận đúng thời điểm, cũng như giảm thiểu rủi ro bằng cách cắt lỗ sớm, ở mức chấp nhận được - mức độ mà bạn đã xác định.

Bên cạnh một số lệnh giao dịch tiên tiến khác khả dụng cho người dùng OKX, những lệnh đã được thảo luận ở trên đủ đáp ứng nhu cầu của hầu hết người dùng mới bắt đầu và nhà giao dịch trung cấp.

Không ngừng tìm hiểu & học tập!

Hướng dẫn này đã giới thiệu cho bạn những thông tin thú vị về giao dịch tiền mã hóa. Với những gì đã học được, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thị trường và những biến động của chúng. Nếu bạn quyết định bắt đầu hành trình tiền mã hóa, các công cụ, mẹo và chiến lược được đề cập ở trên sẽ hữu ích cho bạn!

Ngoài ra, điều quan trọng là nhận thức của bạn về những rủi ro liên quan đến giao dịch tiền mã hóa. Thị trường tiền mã hóa rất biến động so với cổ phiếu hoặc chứng khoán truyền thống - và điều đó đồng nghĩa với nguy cơ mất mát tăng cao. Như bất kỳ nhà giao dịch thành công nào cũng sẽ nói với bạn, quản lý rủi ro đúng cách và chiến lược thoát ra là chìa khóa quan trọng. 

OKX cung cấp nhiều tài liệu giáo dục bổ sung để bạn tiếp tục con đường học tập. Với tính năng Giao dịch Mô phỏng của chúng tôi, bạn có thể áp dụng những kiến thức học được từ hướng dẫn giao dịch tiền mã hóa dành cho người mới bắt đầu này mà không lo rủi ro mất tiền thật.


Bạn vẫn chưa gia nhập cộng đồng OKX? Hãy đăng ký để bắt đầu.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm
Đăng ký đến OKX